Thợ sửa chữa và kỹ thuật viên điện lạnh là một nghề có mức độ nguy hiểm cao, môi trường làm việc đặc biệt. Họ thường xuyên phải leo trèo hoặc treo mình bên ngoài công trình xây dựng và thực hiện các thao tác kỹ thuật dưới nắng nóng, việc này rất dễ dẫn đến các tai nạn đáng tiếc không mong muốn.
Để tham gia vào nghề kỹ thuật viên điện lạnh, bên ngoài những trang bị cần thiết về công cụ lao động, đồ nghề kỹ thuật, các kỹ thuật viên tự do cũng thường hay quên tự sắm cho mình những tranh bị bảo hộ cá nhân nhằm đảm bảo sự an toàn cho chính mình.
Dưới đây Htc-tec thống kê một số trang bị cần thiết nhằm hướng dẫn thợ và các kỹ thuật viên điện lạnh có thể tự trang bị cho mình trước khi hành nghề để đảm bảo an toàn tối thiểu cho cá nhân mình.
1. Mũ bảo hộ lao động
Đây là trang bị thường được các kỹ thuật viên bỏ qua nhiều nhất, nó không giống như mũ bảo hiểm xe máy để tham gia giao đông. Nó là mũ nhựa, thường có mầu vàng, trắng sáng, có phản quang, dễ nhìn để bảo vệ phần đầu nhằm tránh rơi vãi gạch, vữa trong thi công lắp đặt, sửa chữa.
Mũ bảo hộ lao động nhựa cũng khá nhẹ, thường có mi che nắng phía trước, có đai quanh đầu và đai giữ cằm. Khi làm việc bên ngoài tòa nhà, nó cũng giúp bạn tránh nắng chiếu thẳng vào đầu gây nên hiện tượng chóng mặt hoặc say nắng.
Mũ bảo hộ lao động có thể mua ở các cửa hàng trang bị bảo hộ lao động có giá từ 65.000đ đến 110.000đ tùy loại.
2. Găng tay bảo hộ
Tiếp xúc với điện, các vật dụng, công cụ cũng như linh kiện điều hòa thường có cạnh sắc hoặc hở điện rất nguy hiểm đặt biệt khi đang treo mình trên cao. Chỉ một phút sao nhãng có thể dẫn đến giật mình mà ngã khỏi thang. Một người an toàn, nhiều người vui phải không bạn.
Găng tay bảo hộ lao động có nhiều loại bạn có thể mua ở bất cứ cửa hàng bán đồ tạp hóa ngoài chợ nào, rẻ thì khoảng 5.000đ/đôi khá mềm, ôm tay, thao tác cũng rất dễ dàng. Bạn có thể mua lô để có giá rẻ hơn nữa và sử dụng theo lần, rất tiện lợi.
Găng tay bảo hộ cũng có loại đắt, từ 150.000đ đến 200.000đ, nếu bạn có điều kiện kinh tế thì có thể sắm cho mình loại này để sử dụng lâu dài. Nếu không thì sử dụng loại 5.000đ cũng rất ổn.
3. Giầy bảo hộ lao động
Giầy bảo hộ là một trang bị rất cần thiết nhưng nhiều anh em kỹ thuật viên hay bỏ qua. Một giầy bảo hộ tốt sẽ giúp cho bạn có thể bám chắc trên thang, chống trơn trượt, chống các vật nhọn, vật sắc cạnh cứa vào chân đồng thời cũng bảo vệ bạn nếu chẳng may xấy ra các va đập không mong muốn.
Giầy bảo hộ lao động có nhiều loại, rẻ có các loại từ 150.000đ – 200.000đ/đôi do các nhà sản xuất trong nước làm, đắt có các loại khoảng từ 400.000đ-600.000đ/đôi từ các nhà máy trong nước sản xuất cho các hãng nước ngoài với chất liệu khá tốt.
Các loại giầy có mức giá từ 400.000đ-600.000đ cũng có hình thức đẹp, thời trang, bền có thể sử dụng để đi lại hàng ngày phù hợp với nhiều loại quần áo khác nhau.
4. Dây bảo hiểm
Dây đai bảo hiểm có hai loại: Loại bản to đeo ở eo dùng cho việc bảo hiểm khi leo trèo ở khu vực có mức độ nguy hiểm vừa phải; Loại đeo khoác vai và hai bên đùi để đeo bảo hiểm khi phải treo người ra ngoài khoảng không, nếu trượt chân thì dây đeo sẽ bám nhiều điểm, tránh tác động lên một vùng cơ thể.
Dây đeo bảo hiểm có giá từ 220.000đ đến 550.000đ tùy vào số lượng móc và tải trọng chịu lực cũng như móc giảm tốc (để tránh rơi đột ngột) có thể mua được từ các cửa hàng bảo hộ lao động.
5. Quần áo bảo hộ lao động
Quần áo bảo hộ lao động đồng bộ được may dài tay, vải dầy, thấm mồ hôi, có nhiều túi tiện ích để chúng ta đựng đồ. Nó cũng bảo vệ chúng ta tránh những va chạm, xước sát chạm vào da khi lao động, bảo vệ tránh ánh nắng trực tiếp.
Khi ra ngoài nắng, có cũng giữ mồ hôi tránh làm bay hơi nhiều gây ra hiện tượng khô, tăng nhiệt cho da. Với quần áo bảo hộ lao động, nếu chúng ta in thương hiệu dịch vụ của chúng ta lên, nó cũng góp phần tăng nhận diện thương hiệu về dịch vụ của chúng ta trong mắt khách hàng.
Một bộ quần áo bảo hộ lao động có giá trong khoảng từ 250.000đ đến 450.000đ tùy từng chất liệu, kiểu cách và mẫu mã. Chúng ta có thể mua lẻ hoặc đặt theo nhóm để có giá thành rẻ hơn từ các nhà cung cấp.
6. Lưu ý
Công cụ bảo hộ lao động không phải công cụ để làm việc trong hành nghề (như thang, thang dây hay các bộ đồ nghề), nó chỉ giúp chúng ta phòng tránh các rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa tác động gặp phải khi sự cố xẩy ra.
Sử dụng công cụ bảo hộ lao động sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho chính người thợ, giữ gìn nó sạch sẽ cũng đảm bảo tính chuyên nghiệp cũng như hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, mang lại thiện cảm nhiều hơn và dĩ nhiên cũng sẽ mang lại thu nhập cao hơn vì khách hàng sẽ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thợ chuyên nghiệp.
Quốc Toản là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực máy bơm và thiết bị điện, với hơn 15 năm kinh nghiệm. Anh là người sáng lập và hiện đang là Giám đốc điều hành của HTC Tec, nơi anh đã đưa ra các giải pháp tiên tiến nhằm cải thiện hiệu suất và giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Đọc tiếp!