Nhắc đến thiết bị bơm dầu thì chúng ta chắc cũng đã nghe đôi lần cái tên bơm cánh gạt. Đây là loại bơm có giá thành thấp, hoạt động rộng rãi và độ bền tương đối lớn nên thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, bạn biết gì về loại bơm này? Cấu tạo ra sao? Có bao nhiêu loại trên thị trường cũng như ưu, nhược điểm là gì? Đó là những câu hỏi mà chúng tôi sẽ cùng bạn tìm được lời giải trong bài viết hôm nay. Đón đọc và đừng bỏ lỡ nhé.
Bơm cánh gạt là gì? (Vane pumps)
Trong một hệ thống thủy lực thông thường thì van đóng vai trò cơ cấu, xi lanh là chấp hành và bơm chính là trung tâm.
Có nhiều người ví von, bơm là trái tim của 1 hệ thống. Quả thật điều này không sai khi nó thực hiện chức năng rất quan trọng. Bơm hút dầu, chất lỏng từ thùng chứa và bơm đẩy đi vào đường ống với áp lực nhất định nhằm cung cấp cho các thiết bị khác hoạt động. Có 3 loại bơm đó là piston, bơm cánh gạt, bơm nhông. Vậy bơm cánh gạt là gì?
Tên của bơm cho đã cung cấp cho ta bộ phận chính cấu tạo bên trong của bơm đó là các cánh gạt. Bơm luân phiên sử dụng cơ chế tăng áp suất, giảm áp suất để hút và đẩy dầu đi vào thùng chứa. Theo quy định thì cứ 1 vòng quay thì bơm sẽ đạt 1 mức lưu lượng nhất định.
Ngoài tên bơm cánh gạt thì các kỹ sư hay dân kỹ thuật thường gọi là bơm lá. Bên trong bơm, các bàn phẳng được bố trí hợp lý sao cho tạo nên khoang hút, khoang đẩy, khép kín.
Rotor chính là ruột bơm. Nó được quay bởi momen lực, được truyền từ bên ngoài vào quay trục, dẫn vào rotor. Trên rotor, người ta thiết kế các rãnh trượt song song và có chiều hướng tâm dùng để chứa cánh gạt.
Bơm thường được chế tạo từ vật liệu kim loại như thép, inox, đồng, sắt mạ… Nó sẽ giúp bơm có được độ bền cần thiết, chống ăn mòn cũng như bị oxi hóa nếu dùng trong môi trường có tính chất khắc nghiệt, độc hại.
Nếu xét về độ phổ biến thì bơm lá chỉ xếp sau bơm nhông (bơm bánh răng). Tuy nhiên nếu khách hàng cần mua một bơm có lưu lượng đều hơn, hiệu suất thể tích cao hơn thì bơm lá là phù hợp.
Các loại bơm cánh gạt thủy lực
Có rất nhiều cách phân loại bơm thủy lực cánh gạt nhưng thông dụng nhất vẫn là dựa trên đặc điểm của một chu trình làm việc. Ta có:
Bơm cánh gạt đơn
Cấu tạo bơm cánh gạt đơn
Bơm cánh gạt đơn có cấu tạo gồm nhiều thiết bị, chi tiết được lắp ghép để tạo nên 1 chỉnh thể hoàn chỉnh nhất:
+ Vỏ bơm hình trụ, rotor
+ Tâm rotor và tâm vỏ sẽ lệch nhau 1 khoảng được đo và đặt tên là e
+ Các bàn phẳng được gắn trên rotor. Khi rotor quay sẽ kéo theo các bàn phẳng quay nên gọi là cánh gạt. Thông thường, người ta chế tạo bơm có từ 4-12 cánh.
+ Thể tích làm việc sẽ được tính bằng không gian giới hạn của rotor và vỏ bơm.
+ Đường dầu vào, đường dầu ra
+ Lò xo
+ Trục điều khiển.
Nguyên lý làm việc của bơm cánh gạt đơn
Bơm thủy lực loại cánh gạt đơn hiện nay được phân chia thành 2 loại chính: bơn lá đơn điều chỉnh lưu lượng được, bơm lá đơn không được điều chỉnh lưu lượng.
Khi trục bơm được truyền động từ motor và quay thì bơm lá đơn sẽ thực hiện lần lượt 1 chu kỳ gồm hút dầuvà đẩy dầu.
+ Khi bơm hút dầu, sự chuyển động của các bàn phẳng theo rotor và chuyển động qua lại của cánh gạt trong rãnh bơm.
+ Khi bơm đẩy dầu thì áp suất sẽ được tăng lên. Rotor chuyển động nên dầu có áp suất cao sẽ được đẩy ra cửa thoát. Lúc này thì bơm sẽ kết thúc 1 chu trình và sẵn sàng cho chu trình tiếp theo.
Bơm đơn có nhược điểm là tạo nên lực hướng kính lệch từ khoang đẩy.
Bơm cánh gạt kép
So với bơm cánh gạt đơn thì bơm cánh gạt kép có cấu trúc và hoạt động phức tạp hơn. Đây là điều mà khách hàng cần chú ý khi tìm hiểu và mua loại bơm này.
Cấu tạo bơm cánh gạt kép
Cấu tạo bơm cánh gạt kép tương tự như bơm cánh gạt đơn tuy nhiên điểm khác nhau ở cấu tạo của vỏ bơm. Khi lắp bơm thì khách hàng cần được đảm bảo:
+ Khoang bơm và rotor luôn được lắp lệch tâm theo đúng kiểu xicloid.
+ Mặt trong của vỏ bơm không được thiết kế hình trụ.
+ Bơm có hai khoang tách biệt hút và đẩy
+ Cánh gạt sẽ gạt đều lên mặt khoang bơm.
+ Để giúp khi bơm hoạt động, dầu hay chất lỏng thủy lực không bị chảy ngược về phía sau thì khách hàng cần lắp sao cho đầu của rotor sít với nắp che, chỉ cần tránh lỗ hút và lỗ thoát.
Nguyên lý làm việc của bơm cánh gạt kép
Khi trục quay một vòng thì cũng là lúc bơm cánh gạt kép thực hiện 2 lần hút, 2 lần đẩy. Nguyên lý làm việc của bơm cánh gạt kép là nó thực hiện 2 lần tăng, giảm thể tích trong 1 chu trình quay của trục.
Quy trình bơm cánh gạt tác dụng kép này được bắt đầu từ khi motor truyền động quay đến trục và kết thúc khi dầu được đẩy vào ống dẫn để cung cấp cho các thiết bị.
Phạm vi làm việc của bơm kép rộng hơn so với bơm đơn.
Ngoài ra, theo nguồn gốc xuất xứ:
+ Bơm lá Trung Quốc, Đài Loan
+ Bơm lá Ấn Độ, bơm lá Hàn Quốc
+ Bơm lá Nhật Bản, bơm lá Đức
Theo hãng sản xuất thì ta có:
+ HDX
+ Rexroth
+ Yuken, Besko
+ Saintfon
+ Hydromax, Nachi
Ưu điểm và nhược điểm của máy bơm cánh gạt
Tất cả các thiết bị thủy lực hay bơm lá thì đều có các ưu điểm, nhược điểm nhất định mà trong quá trình phát triển sản phẩm cần được phát huy để khai thác hoặc khắc phục sớm nhất.
Ưu điểm bơm cánh gạt
Bơm cánh gạt có nhiều điểm ưu việt khiến khách hàng ưu tiên lựa chọn trong rất nhiều loại bơm hiện có trên thị trường như:
+ Khi vận hành, bơm ít tạo tiếng ồn, khá êm ái.
+ Cấu tạo bơm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi lắp đặt, bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng.
+ Khi có nhu cầu điều chỉnh lưu lượng của dòng dầu qua bơm, khách hàng có thể thao tác dễ dàng. Việc điều chỉnh độ dài, tỉ lệ lệch tâm của stato với rotor sẽ dẫn đến việc điều chỉnh lưu lượng.
+ Hiệu suất làm việc của bơm cao hơn.
+ Bơm có thiết kế đơn giản, khá nhỏ gọn nên khi di chuyển hoặc lắp đặt trong không gian rất dễ dàng.
Nhược điểm bơm cánh gạt
+ Nhược điểm lớn nhất mà khách hàng cần phải quan tâm đó là độ ổn định của lưu lượng dầu phụ thuộc phần nhiều vào số lượng cánh gạt. Số cánh gạt càng lớn 4-12 cánh hoặc hơn thì lưu lượng dầu ngày càng đều hơn.
+ Bơm chỉ làm việc với áp suất, lưu lượng thấp hoặc trung bình nên nó không phù hợp với những chất thủy lực có độ nhớt cao và áp suất lớn.
+ Nếu bơm hoạt động với tốc độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả, độ bền của bơm. Hiện tượng này sẽ thúc đẩy quá trình ăn mòn cánh gạt nhanh hơn nên cần phải chú ý.
Đó là 3 nhược điểm bơm cánh gạt được đánh giá là lớn mà khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn để sử dụng trong hệ thống của mình.
Công thức tính toán lưu lượng qua bơm
Lưu lượng của dầu thủy lực qua bơm sẽ được tính bằng công thức như sau:
Qb = 2×10-3 ×π×e×n×(B×D+4×b×d) [ l/ phút]
D có đơn vị cm, là đường kính của stato
d là đường kính con lăn, được tính bằng đơn vị cm
e là độ lệch tâm, có đơn vị là cm
B là độ rộng của cánh quạt, được tính bằng đơn vị cm
b được tính bằng cm, là chiều sâu của rãnh
n là số vòng quay của bơm được tính bằng đơn vị vòng/phút.
Nếu bạn vẫn thắc mắc và chưa tìm được một con số lưu lượng chính xác thì cần phải trao đổi ngay với các kỹ sư chuyên về thủy lực để tìm được đúng loại bơm có công suất, áp và lưu lượng phù hợp.
Ứng dụng của bơm cánh gạt
Trong bất kỳ hệ thống thủy lực lớn nhỏ nào cũng cần phải có bơm thủy lực nói chung.
Máy bơm cánh gạt với giá thành rẻ, độ phổ biến trên thị trường cao là một lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng khi cần một thiết bị hút, đẩy dầu trong các máy ép, máy khoan, máy doa, máy tiện, máy đột…
Song song với đó, bơm còn được lắp trong các trạm nguồn thủy lực, các máy ép dầu…
Bơm lá là một vật tư cần thiết trong các nhà máy công nghiệp. Ứng dụng của bơm cánh gạt khá phong phú về khai thác khoáng sản, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, công nghiệp hóa chất, đúc áp lực, cơ khí chế tạo máy, công nghiệp thực phẩm, ngành dệt may…
Một bơm phù hợp là khi có công suất, lưu lượng, số vòng quay, áp và nhiệt độ max- min đáp ứng được yêu cầu về môi trường, chế độ làm việc. Cụ thể:
+ Áp suất lớn nhất mà 1 bơm cánh gạt có thể đạt được là 200 bar. Những máy móc ép, đột lớn hơn, áp đạt được trên 200 bar thì khách nên cân nhắc chọn bơm piston.
+ Vòng quay, tốc độ lớn, tốc độ nhỏ: Ảnh hưởng đến độ ồn khi vận hành và lưu lượng dầu của bơm.
Muốn khai thác hết năng suất cũng như hiệu quả của bơm thì khách hàng cần phải đảm bảo chất lượng của dầu tốt nhất thông qua việc lọc bụi bẩn dầu và giải nhiệt thường xuyên.
Quốc Toản là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực máy bơm và thiết bị điện, với hơn 15 năm kinh nghiệm. Anh là người sáng lập và hiện đang là Giám đốc điều hành của HTC Tec, nơi anh đã đưa ra các giải pháp tiên tiến nhằm cải thiện hiệu suất và giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Đọc tiếp!