Sử Dụng Máy Bơm Năng Lượng Mặt Trời: Giải Pháp Thân Thiện Với Môi Trường

Máy bơm nước năng lượng mặt trời: Tiết kiệm điện, thân thiện với môi trường

Bạn có thể dùng nước sinh hoạt, tưới cây, dọn dẹp nhà cửa với một nguồn nước ổn định từ máy bơm năng lượng mặt trời. Hãy cùng tietkiemnangluong.vn tìm hiểu về ưu, nhược điểm của loại bơm hoàn toàn tự động và tiết kiệm này để có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

Nhiều người cho rằng mức phí đầu tư ban đầu như vậy là quá cao. Trong khi với chi phí đầu tư chỉ khoảng 3 triệu đồng là người tiêu dùng có thể sở hữu một chiếc máy bơm với nhiều tính năng an toàn. Tuy nhiên, người tiêu dùng không tính đến với chiếc máy bơm bình thường, họ vẫn sẽ phải chi trả tiền điện để vận hành cho máy hàng ngày.

Còn với máy bơm năng lượng mặt trời chi phí ban đầu để mua máy sẽ là chi phí duy nhất họ chi trả cho máy bơm. Máy bơm năng lượng mặt trời được cấp nguồn bằng những tấm thu năng lượng mặt trời và bơm nước bằng ánh nắng mặt trời, chỉ mất chi phí đầu tư ban đầu, không tốn điện khi vận hành.

Hệ thống bơm nước năng lượng mặt trời sử dụng HobertekHober

Hệ thống bơm nước năng lượng mặt trời sử dụng bơm nước Hober

Cấu tạo một máy bơm chạy bằng năng lượng mặt trời gồm:

– Máy bơm.

– Bộ điều khiển (điều chỉnh tốc độ và công suất đầu ra theo đầu vào từ các tấm năng lượng mặt trời)

Tìm hiểu thêm:  Những trang thiết bị bảo hộ cần thiết khi sửa chữa máy bơm

– Động cơ (thường là một động cơ điện): Sử dụng nguồn năng lượng từ các tấm pin năng lượng mặt trời.

– Tấm pin năng lượng mặt trời: Chiếm 50% – 80% của toàn bộ chi phí đầu tư, đó là phần đắt tiền nhất.

Ưu nhược điểm của máy bơm năng lượng mặt trời:

Ưu điểm Nhược điểm

– An toàn khi sử dụng, không lo các nguy cơ cháy nổ, chập điện.

– Năng lượng mặt trời có ưu điểm là sạch, thân thiện môi trường.

– Không chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng. Chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp.

– Độ bền cao. Một tấm pin năng lượng mặt trời có độ bền từ 25 -30 năm, ắcquy có độ bền cao tới 5 năm.

– Thích hợp cho khu vực không có điện lưới hoặc nguồn điện không ổn định.

– Chủ động được nguồn nước do không phải phụ thuộc vào điện lưới.

– Thiết bị cồng kềnh, cần diện tích mặt bằng lớn để lắp đặt.

– Vận hành phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

– Thiết bị lắp đặt ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết.

– Chi phí đầu tư ban đầu cao.

Ứng dụng:

– Cấp nước sinh hoạt.

– Thủy lợi.

– Cấp nước cho cây trồng, chăn nuôi.

– Hệ thống tưới nhỏ giọt.

Lưu ý khi sử dụng:

– Lắp đặt máy gần nguồn nước, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Nên lắp trên mặt bằng phẳng, chắc chắn, tránh máy bị rung khi vận động.

Tìm hiểu thêm:  Giải thích về nguyên lý hoạt động của cánh bơm gạt chi tiết

– Nên có lưới lọc tránh rác làm tắc – hỏng máy.

– Lắp đường ống ra tốt nhất phải đúng đường kính của máy bơm, tránh làm gấp khúc, không dẫn đường ống ra lòng vòng làm mất hiệu suất của bơm. Ở đầu ra của bơm thường gắn thêm một van khóa để tiện việc điều chỉnh hoặc sửa chữa máy.

– Các đường ống dẫn vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại cho máy khi vận hành.

Bài viết liên quan